Lượt xem: 417

Huyện Châu Thành với mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh

Nhằm phát triển bền vững mô hình canh tác lúa, thích ứng với sự biến đổi khí hậu, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các thiết bị máy công nghệ thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp, trong vụ lúa Đông Xuân 2020 - 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh tại Hợp tác xã Phước An, xã Phú Tân với diện tích 45 ha, có 32 hộ nông dân tham gia.

 


Phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái tại cánh đồng lúa của Hợp tác xã Phước An, xã Phú Tân.

 

    Đây là mô hình Nhà nước và nông dân cùng làm, nằm trong Đề án xây dựng cánh đồng sản xuất thông minh của huyện, nhằm ứng dụng đồng bộ các máy thiết bị công nghệ vào sản xuất, tạo sự phát triển mang tính đột phá trong canh tác lúa so với canh tác truyền thống, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất ngành hàng lúa gạo, tạo lợi nhuận, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.

    Mục tiêu của mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh là xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn SRP, thực hiện liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua triển khai, bước đầu đã ứng dụng một số công nghệ vào sản xuất như: Sạ cụm, phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái, trạm quan trắc nước mặn, quan trắc sâu rầy quản lý dịch hại, sử dụng phân bón các chế phẩm sinh học vào quy trình sản xuất. Dự án cũng đã mua sắm 1 số thiết bị máy như: Máy cấy, máy sạ lúa theo cụm, thiết bị bay không người lái phun thuốc, các thiết bị thông minh như: Bẫy đèn thông minh theo dõi mật số côn trùng gây hại, trạm quan trắc nước mặn tại các điểm đầu nguồn. Kinh phí thực hiện, tổng nguồn vốn đầu tư trên 626 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 323 triệu đồng, số còn lại nông dân đối ứng.

    Hiệu quả của mô hình đã mang lại đó là đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa, nhằm giảm chi phí vật tư đầu vào như: Giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm ngày công lao động, hạ giá thành sản xuất.  Bên cạnh đó còn nâng cao chất lượng sản phẩm vì sản xuất theo hướng an toàn sinh học. Đồng thời cũng góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân gieo sạ dày, phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giảm tác động ảnh hưởng đến môi trường, nhất là phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ và hiện đại.

    Nhận định đây là mô hình có lợi cho bà con nông dân trong huyện, nên trong năm 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành tiếp tục thực hiện dự án, gồm mua sắm, lắp đặt thêm một số máy thiết bị, phục vụ cánh đồng sản xuất lúa thông minh như: Máy cày, máy kéo, máy cắt, máy cuốn rơm và các hoạt động áp dụng phần mềm quản lý quy trình canh tác lúa, truy suất nguồn gốc, xây dựng nhãn mác hàng hóa và quảng bá sản phẩm.

Mỹ Dung



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 62
  • Hôm nay: 7993
  • Trong tuần: 78,700
  • Tất cả: 11,802,020